Giồng Trôm – Bến Tre là một vùng đất đã và đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của du khách từ mọi miền của đất nước. Điều gì đã tạo nên sức hút tuyệt vời của vùng đất này như vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về Giồng Trôm qua bài viết dưới đây nhé!
Khu du lịch sinh thái Giồng Trôm – Bến Tre
Nhắc đến Giồng Trôm – Bến Tre người ta không thể không nhắc đến các khu du lịch sinh thái mang đậm chất miền Tây với các khu vườn trái cây nằm xen kẽ giữa các con kênh, con rạch cùng với một chuỗi hoạt động vui chơi giải trí dân gian như bắt cá be mương, đi xe đạp qua sông, leo cầu khỉ…vv., nhờ đó mà mỗi năm nơi đây đã thu hút gần 4000 lượt khách tìm đến, tham quan và vui chơi. Bên cạnh khu du lịch sinh thái Giồng Trôm còn có rất nhiều khu sinh thái nổi bật khác tại các xã Phong Nậm, Hưng Phong.
Trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống
Đến với Giồng Trôm, bạn không thể qua những trải nghiệm thú vị tại các làng nghề truyền thống ở nơi đây như làng bánh phồng Sơn Đốc, làng bánh tráng Mỹ Lồng hay những làng nghề làm chiếu, làm nhang đã có từ lâu đời.
Đê bao Hàm Luông
Huyện Giồng Trôm có hệ thống kênh rạch khá dày đặc nên nhà nước đã cho xây dựng dự án Đê bao ngăn mặn ven sông Hàm Luông, kết nối thông suốt các tuyến đường liên xã, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời, hệ thống này cũng đã tạo nên một cảnh đẹp hùng vĩ cho du khách đến với nơi đây để chiêm ngưỡng, tham quan.
Cồn Ốc Giồng Trôm
Cồn Ốc nằm giữa cù lao Minh và cù lao Bảo thuộc địa phận xã hưng Phong, huyện Giồng Trôm, là nơi có khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ nên cây cối luôn tốt tươi với nhiều loại quả đặc sản nổi tiếng như dừa núm, dừa dứa, sầu riêng, xoài, mít, bưởi da xanh,…Bởi vậy nơi đây đã thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan, thưởng thức các loại quả ngay tại vườn. Ngoài ra, du khách đến với nơi đây còn được tham quan các làng nghề truyền thống như đan giỏ dừa, đồ mỹ nghệ từ dừa, vừa có thể chọn làm các món đồ lưu niệm mang về tặng cho người thân sau chuyến tham quan nơi xứ dừa.
Đình Bình Hòa
Đình Bình Hòa – ngôi đình gần 200 tuổi, nằm trong danh mục 20 ngôi đình lớn nhất của tỉnh Bến Tre. Đình được xây dựng theo bố cục hình chữ “Nhất” như các đình làng truyền thống ở Nam Bộ cùng với lối kiến trúc chạm khắc gỗ độc đáo, tinh xảo kết hợp giữa nghệ thuật kiến trúc cung đình và nghệ thuật kiến trúc tôn giáo và được dân gian hóa một cách phù hợp. Hiện tại Đình Bình Hòa đang lưu giữ lại hơn 100 hiện vật điêu khắc gỗ tinh xảo như các bức hoành phi, bao lam, phù điêu, liễn đối, đồ lễ bộ.
Ngoài ra, Đình Bình Hòa còn là chứng nhân lịch sử của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành. Dưới thời tay sai Ngô ĐÌnh Diệm, nơi đây chính là nơi hành quyết, tra khảo các chiến sĩ, cán bộ cách mạng và rất nhiều người dân vô tội. Đã có hàng trăm chiến sĩ cách mạng và người dân yêu nước bị bắt về nơi đây tra tấn và giết hại, riêng năm 1959 có 72 người bị giết hại.
Di tích Mộ và đền thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng
Nguyễn Ngọc Thăng – một võ tướng dưới thời nhà Nguyễn, vừa là một người hăng hái tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp tại khu vực Nam Kỳ, trong một trận giao chiến với quân Pháp vào năm 1866 ông không may bị trúng đạn và hy sinh. Sau khi ông chết, người dân địa phương đã lập đền thờ tại xã Mỹ Thạnh để tưởng nhớ đến công ơn của ông trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Năm 1977, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận đền thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng là di tích cấp quốc gia.
Di tích các chứng tích cuộc thảm sát 286 người dân vô tội Giồng Trôm
Nếu bạn là một người yêu thích lịch sử thì đây là một địa danh không thể bỏ qua khi đến Giồng Trôm. Cuộc thảm sát 286 người dân vô tội Giồng Trôm diễn ra tại ấp Cầu Hòa, xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm vào ngày 10/1/1947 do thiếu úy Tây lai Leon Leroy chỉ huy đã thảm sát 286 người vô tội gồm phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già đến tận bây giờ người dân chứng kiến vẫn còn ám ảnh kinh hoàng với sự kiện này.
Theo sử sách ghi lại, Thực dân Pháp đã đốt cháy hơn 100 ngôi nhà dân, có những người bị thiêu cháy, có những gia đình bị giết sạch không còn ai sống sót. Đây là cuộc tàn sát dã man và ám ảnh nhất ở Bến Tre trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định
Nguyễn Thị Định (1920 – 1992) – nữ tướng đầu tiên của Việt Nam. Năm 18 tuổi bà đã được kết nạp Đảng và trở thành người lãnh đạo cho phong trào Đồng Khởi diễn ra ở huyện Mỏ Cày – Bến Tre, sau đó phong trào đã lan rộng ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên hình thành nên đội quân tóc dài ai ai cũng biết đến. Năm 1995 bà được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, để tưởng nhớ công ơn của bà người dân đã lập đền thờ bà tại chính quê hương bà xã Lương Hòa – Giồng Trôm. Đền thờ của bà được xây dựng trên diện tích khá rộng nên khi tham quan các bạn chú ý mang theo mũ nón để tránh nắng.
Di tích ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác
Nhà ông Nguyễn Văn Trác – Mười Trác là nơi Bí thư xứ ủy Nam Bộ đã sinh sống và làm việc từ tháng 11/1955 đến tháng 3/1956 để tổng hợp tình hình đưa ra chỉ đạo đúng đắn cho phong trào cách mạng miền Nam. Năm 1997 ngôi nhà của ông Mười Trác được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử cách mạng quốc gia.
Có thể thấy, Giồng Trôm – Bến Tre tuy không nổi tiếng nhiều với những khu du lịch sang chảnh nhưng là một trong những cái nôi sinh ra những con cách mạng nói riêng. Nếu bạn là người yêu thích lịch sử ngại gì không trải nghiệm ngay một chuyến tham quan Giồng Trôm.